Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh có ảnh hưởng như thế nào ?

Tháp tản nhiệt là một trong những thiết bị vô cùng hữu dụng trong hệ thống làm mát. Mỗi dòng tháp đều có những chức năng vào công suất riêng biệt, đảm bảo dây chuyền máy móc hoạt động ổn định và liên tục. Vậy nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là gì? Có những loại tháp cơ bản nào? Muốn biết thêm thông tin chi tiết thì bạn đừng bỏ qua nội dung này.

Tháp giải nhiệt công nghiệp 

Thông tin tổng quan về tháp tản nhiệt

Tháp tản nhiệt hay còn được gọi là tháp giải nhiệt cooling tower. Đây là thiết bị được dùng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước bằng hình thức trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển. 

Tháp hoạt động dựa trên sự chuyển đổi năng lượng dư thừa thông qua quá trình bay hơi vào không khí. Nhờ đó mà khối lượng nước còn lại bên trong tháp được làm mát đáng kể.

Sau thực hiện quá trình làm mát, một lượng nước sẽ được đưa tới bộ phận tản nhiệt để làm mát trang thiết bị và hệ thống máy móc trong các hoạt động sản xuất tại nhà xưởng. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để hạ nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí.

Nguyên lý tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Dù là các dòng tháp giải nhiệt tròn hay tháp giải nhiệt vuông thì nguyên lý làm việc của chúng đều tương đối giống nhau.

Trước tiên một nguồn nước nóng sẽ được đưa tới hệ thống tháp làm mát nước và tạo thành dạng tia, phun xuống bề mặt của tấm tản nhiệt. Khi đó, luồng không khí từ bên ngoài được đưa vào bên trong tháp, rồi đẩy lên cao theo phương thẳng đứng. 

Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt 

Tại đây, một luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với nước nóng và cuốn theo hơi nước bay lên cao và thải ra ngoài khí quyển. Cùng với đó, thông qua đường ống dẫn, nguồn nước hạ nhiệt để làm mát nhà máy, phân xưởng sản xuất. Nguyên lý vận hành là như thế vậy tháp giải nhiệt dùng để làm gì? tháp giải nhiệt có nhiệm vụ gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là gì?

Hệ thống lạnh của tháp hạ nhiệt được sử dụng để tách mức nhiệt lạnh và nóng riêng biệt. Phần nhiệt nóng sẽ được đưa ra môi trường bên ngoài. Phần nhiệt lạnh sẽ tách lại và tạo ra nguồn nước mát nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của hệ thống điều hòa trong không khí. 

Trong khi tháp hạ nhiệt hoạt động, lượng nhiệt lớn sẽ được sản sinh ra. Qua quá trình trao đổi nguồn nhiệt với các bộ phận tải, nguồn nước sẽ được làm nóng lên và quay lại hệ thống làm lạnh. Chu trình làm mát mới sẽ tiếp tục được thực hiện lại. 

Dẫu vậy, nếu dây chuyền sản xuất hoặc trang thiết bị tại các tòa nhà cao tầng không được làm mát kịp thời thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Chẳng hạn như hệ thống máy móc ngừng hoạt động, hiện tượng chập cháy thiết bị xảy ra.

Bên trong tháp giải nhiệt

Do đó, nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là đẩy nhiệt lượng cuối cùng trong các chu trình trao đổi nhiệt. Bởi vì các chất lạnh sẽ bị ngưng tụ ra bên ngoài môi trường, sau đó nguồn nước sẽ được đưa trở lại hệ thống làm mát.

Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ tháp giải nhiệt và thực hiện quá trình hạ nhiệt hiệu quả này thì thiết bị cần làm việc với công suất cao. Thêm nữa là nồng độ pH của nguồn nước cân bằng và chúng cần bổ sung kịp thời, nhằm hỗ trợ việc xử lý chất bẩn, hạn chế tối đa tình trạng hư hại máy móc. 

Ưu điểm khi sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Hiệu suất làm việc cao
Khi tháp tản nhiệt hoạt động liên tục sẽ sản sinh ra một nguồn nhiệt lớn, làm cho lượng dầu nhớt nhanh cạn, gây ảnh hưởng đến tiến trình làm việc của máy móc. Thế nên, trong mỗi nhà xưởng, người tiêu dùng cần lắp thiết bị làm mát để làm giảm nhiệt độ trong phân xưởng xuống. Điều này góp phần hỗ trợ máy móc hoạt động liên tục, đem lại hiệu suất làm việc tối ưu.

Tiết kiệm được các khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa 
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn làm hạn chế tình trạng hỏng hóc các loại máy móc ở trong nhà xưởng, nhà máy. Nhờ đó mà chủ đầu tư tiết kiệm được các khoản chi phí vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thường xuyên. 

Chọn loại tháp hạ nhiệt nào trong hệ thống làm lạnh?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, để hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả thì người dùng có thể lắp đặt loại tháp tản nhiệt gió và tháp hạ nhiệt bằng nước. Tuy nhiên, việc sử dụng tháp giải nhiệt chính hãng phù hợp hơn bởi vì:

- Tháp làm mát nước vận hành có tính ổn định cao hơn so với phương pháp giải nhiệt gió.

- Thiết bị tản nhiệt mang lại hiệu suất giải nhiệt cao, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, gió mùa ở nước ta. Đặc biệt là vào mùa hè. Vì thế tháp có thể đáp ứng được nhu cầu làm mát trong nhà máy với hiệu suất giải nhiệt cao.

Tháp giải nhiệt tròn 

- Tháp hạ nhiệt được sử dụng để làm mát cho tổng thể các hệ thống làm lạnh và không gây ảnh hưởng đến độ bền và hỗ trợ khả năng hoạt động của các máy móc.

Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm vẫn còn tồn tại nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao và thời gian vệ sinh, bảo dưỡng tháp dài. Song chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả trong công việc mà thiết bị mang lại. 

Bài viết đã giải đáp tháp giải nhiệt dùng để làm gì ? Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ gì trong hệ thống lạnh ? . Hy vọng với những chia sẻ  mà  Alpha vừa đề cập trong bài viết trên sẽ hỗ trợ người tiêu dùng biết thêm thông tin đặc biệt là nhiệm vụ của sản phẩm này để tối ưu hiệu quả khi sử dụng.

>> Xem Thêm : Danh sách linh kiện & phụ kiện tháp giải nhiệt 

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 2 đánh giá)

Top

   (0)