Các sự cố thường gặp trong hệ thống tháp hạ nhiệt

Nguồn nước dùng làm mát trong tháp giải nhiệt chủ yếu lấy từ nước ngầm hoặc nước máy. Khi các khoáng chất trong nước hòa tan sẽ sinh ra cặn, gián tiếp làm cho diện tích tiết diện dòng chảy của đường ống bị giảm hoặc thậm chí bị tắc nghẽn. Sự hình thành cặn bẩn và vi sinh vật sinh sôi không chỉ tiêu tốn năng lượng mà còn làm giảm công suất sản xuất, tăng chi phí bảo trì thiết bị.

Nếu doanh nghiệp vệ sinh định kỳ sẽ giảm hình thành cặn bẩn, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí tiêu thụ. Bài viết trên đây Alpha xin chia sẻ một số vấn đề thường gặp trong hệ thống nước làm mát tháp giải nhiệt.

Các sự cố thường gặp trong hệ thống tháp hạ nhiệt

Ăn mòn

- Ăn mòn xảy ra do oxy hòa tan và các chất ăn mòn khác nhau trong nước. Ví dụ như trong tháp giải nhiệt,  các chất rắn lơ lửng bao gồm các chất không hòa tan như sạn, bụi, cặn và vi sinh vật dễ dàng tạo thành cặn lỏng gây ra sự ăn mòn dưới cáu cặn.

Bùn thải 

Chất nhờn vi sinh ăn mòn một số vi sinh vật hiếu khí có chứa lưu huỳnh trong nước, hoặc vi sinh vật kỵ khí có đặc tính sinh trưởng dưới lớp bùn lắng hoặc đóng cặn, các thành phần này sẽ chuyển hóa thành axit clohydric hoặc hydro sunfua ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ăn mòn vật liệu kim loại

- Vi sinh vật ăn mòn bao gồm vi khuẩn khử sunfat, vi khuẩn tạo axit, vi khuẩn lắng đọng sắt, vi khuẩn tạo chất nhờn và các chất chuyển hóa của vi sinh vật khác, sẽ  đẩy nhanh quá trình ăn mòn dễ đóng cặn trong đường ống trao đổi nhiệt và gây ra sự trao đổi nhiệt kém, ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng là làm hỏng máy.

Vi sinh vật

- Vi sinh vật trong tháp làm mát là vi khuẩn và nấm, tảo, khi nồng độ tăng lên nước bốc hơi tạo điều kiện cho vi khuẩn và tảo sinh sôi nhanh chóng.

- Chất nhầy tiết ra với số lượng lớn vi khuẩn có thể làm cho các tạp chất bụi và cặn hóa học trôi nổi trong nước kết dính với nhau tạo thành cặn dính bám vào chất nhờn sinh học trên thành của tháp giải nhiệt

- Ngoài việc gây ăn mòn còn làm giảm hiệu quả giải nhiệt, thậm chí gây tắc đường ống thiết bị . Trong trường hợp này bắt buộc doanh nghiệp buộc phải vệ sinh hệ thống nước làm mát  thường xuyên để loại bỏ cặn bẩn và bùn vi sinh chống ăn mòn.

Tác hại của cáu cặn hình thành trong tháp giải nhiệt 

- Cáu cặn trong đường ống làm cho hệ thống làm mát trao đổi nhiệt kém, hiệu suất truyền nhiệt không đều, lãng phí điện năng.

Cáu cặn đóng khối càng dày hiệu suất giải nhiệt giảm và tiêu thụ điện năng tăng

- Sự tắc nghẽn do cáu cặn sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy và khả năng dẫn nước làm mát , đồng thời làm tăng tiêu thụ máy bơm dẫn đến thiết bị nhanh hư hỏng, giảm tuổi thọ.

- Chất lượng nước suy giảm nhanh chóng do đóng cặn, vi khuẩn sinh sôi dễ gây ăn mòn hơn.

Quy trình làm sạch hệ thống nước làm mát trong tháp giải nhiệt 

1.Trước tiên hãy làm sạch cặn bẩn, rong rêu  và chất ăn mòn dưới đáy hệ thống tháp giải nhiệt nước, đồng thời xả nước thải ra ngoài

2. Bơm lại nước sạch vào tháp nước giải nhiệt, thêm chất làm mềm cáu cặn, chất nhờn ngâm trong  khoảng 2 ~ 7 ngày.

3. Sau khi đã ngâm mềm cáu cặn tiến hành xả nước thải ra ngoài, sau đó thay nước sạch để xả toàn bộ đường ống dẫn nước của hệ thống tháp giải nhiệt.

Hình ảnh cáu cặn bám trên bề mặt tấm tản nhiệt 

4. Sử dụng hóa chất tẩy rửa đường ống theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. 

5. Trong quá trình tẩy rửa, phải đổ từ từ chất tẩy rửa vào đường ống nhiều lần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút hoặc một khoảng thời gian rồi thử nồng độ.

6. Xả tất cả chất lỏng thải bẩn ra ngoài, lặp lại chu trình thay nước nhiều lần, thêm chất trung hòa từ từ và thích hợp để ngăn nồng độ PH thay đổi nhanh chóng.Đồng thời rửa axit dư trong đường ống để rút ngắn thời gian thay nước, ổn định chất lượng nước ( PH-7 hoặc PH-9 ) thì có thể tắt máy.

7.Kiểm tra đầu phun tháp giải nhiệt, y lọc tháo rời để loại bỏ tạp chất.

8. Sau khi hoàn thành vệ sinh hệ thống nước trong tháp tản nhiệt thì có thể bật thiết bị để hoạt động bình thường.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng hóa chất trong tháp giải nhiệt 

  •  Khi tiếp xúc với hóa chất, hãy mặc quần áo bảo hộ thích hợp và nhớ đeo kính bảo hộ và găng tay cao su, rửa sạch vùng da ngay lập tức nếu dính phải hóa chất.
  • Chất làm mềm có tính kiềm và chất làm sạch có tính axit không trộn hai chất này cùng một lúc.
  • Không pha trộn hóa chất của các nhãn hiệu khác nhau mà không có hướng dẫn cụ thể.
  • Nếu cáu cặn nghiêm trọng, cần tăng liều lượng hoặc làm sạch nhiều lần.

Bài viết trên Alpha xin chia sẻ thông tin về các sự cố thường gặp trong hệ thống tháp hạ nhiệt, mong rằng quý khách hàng sẽ có thêm kiến thức về sản phẩm cũng như bảo trì , bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Nếu có thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn thêm về tháp giải nhiệt vui lòng liên hệ hotline: 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945 để được hỗ trợ kịp thời. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

 

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 5 đánh giá)

Top

   (0)